Đại Lý Vòng Bi > Tài Liệu Vòng Bi > Tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo của vòng bi ổ lăn

Tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo của vòng bi ổ lăn

Vòng bi là bộ phận không thể thiếu trong hầu hết các loại máy móc, vòng bi bao gồm vành ngoài vành trong và rãnh giữa là chính nhưng tùy vào hình dạng, kích thước của từng bộ phận… mà người ta phân loại vòng bi

Vòng bi là bộ phận không thể thiếu trong hầu hết các loại máy móc, vòng bi bao gồm vành ngoài vành trong và rãnh giữa là chính nhưng tùy vào hình dạng, kích thước của từng bộ phận… mà người ta phân loại vòng bi

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các loại vòng bi là thép cứng có hàm lượng cacbon cao. Do đó, nếu bạn sử dụng vòng bi đúng cách, chăm sóc có khoa học thì tuổi thọ vòng bi của bạn sẽ rất cao và công suất sẽ đạt hiệu quả tối đa.

Một trong những loại vòng bi công nghiệp thông dụng hiện nay trên thị trường Việt Nam là vòng ổ lăn. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về loại vòng bi này


Cấu tạo ổ lăn:

Ổ lăn có nhiều hình dạng khác nhau như: bi, côn, đũa, đối xứng hay không đối xứng…

Phân loại:

+ Căn cứ hình dạng con lăn: vòng bi đũa, ổ bi

+ Căn cứ khả năng chịu lực: ổ chặn, ổ đối xứng

+ Căn cứ số dãy: 1 dãy hay 2 dãy

+  Căn cứ theo chiều rộng: hẹp, trung bình và rộng..

Ưu điểm của ổ lăn:

+ Chiều rộng nhỏ

+ Tiêu chuẩn cao, giá thành rẻ

+ Ma sát nhỏ (ổ bi:f=0,00012~0,0015, ổ đũa: f=0,002~0,006)

+ Chế độ chăm sóc nhẹ nhàng

Nhược điểm ổ lăn:

+ Công đoạn lắp ghép khá khó khăn

+ Làm việc có nhiều tiếng ồn, khả năng giảm chấn kém.

Từng loại ổ lăn thường dùng:

Vòng bi tròn có rãnh sâu:

Là loại thông dụng nhất bởi sự đa dạng về chủng loại:

– Z:       Nắp chặn bằng sắt ở một phía.

– 2Z:     Nắp chặn bằng sắt ở 2 phía.

– RS1:  1 nắp cao su (nắp này thường làm bằng sắt bọc cao su)

– 2RS1: 2 năp cao su ở 2 phía.
Vòng bi này chịu tải trọng hướng tâm, tải trọng dọc trục và vận hành tốc độ cao.

Vòng bi cầu đỡ chặn tiếp xúc góc một dãy:

Các rãnh chạy của vành trong và vành ngoài được chế tạo với góc tiếp xúc. Vòng bi này là loại không thể tách rời. Các viên bi được lắp vào kết cấu vòng trong đối diện, số bi được lắp nhiều hơn so với vòng bi tròn rãnh sâu.

Loại này chịu được lực hướng tâm, dọc trục, tuy nhiên lực dọc trục chịu theo một hướng nhất định.Thông thường thì hay ghép cặp 2 vòng bi loại này, chúng có thể chịu được tải dọc trục hai hướng do tải trong hướng tâm sinh ra.

 Vòng bi đỡ chặn tiếp xúc góc 2 dãy:

Cấu trúc vòng bi này tương tự gần như gắn 2 vòng bi tròn đỡ chặn tiếp xúc góc một dãy ghép theo kiểu lưng đối lưng.

Những loại vòng bi này có thể chịu tải hướng tâm, lực moment và tải trọng hướng trục ở cả 2 phía.

Leave a Reply